top of page

Bổ sung kẽm cho trẻ: Liều lượng chuẩn độ tuổi từ chuyên gia

  • Ảnh của tác giả: Lan Anh
    Lan Anh
  • 5 ngày trước
  • 5 phút đọc

 Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây biếng ăn ở trẻ em. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 58% trẻ Việt Nam dưới 5 tuổi thiếu kẽm. Vậy cách bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào mới đúng và hiệu quả nhất?


  1. Tại sao kẽm quan trọng với trẻ nhỏ?


1.1. Vai trò của kẽm trong cơ thể trẻ

Trong 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng, kẽm thuộc nhóm vi chất và có ảnh hưởng tới nhiều hoạt động, cơ quan trong cơ thể. Kẽm tham gia vào hơn 300 enzym, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phân chia tế bào, tổng hợp protein, chữa lành tổn thương và hỗ trợ chức năng miễn dịch. Với trẻ em, kẽm giúp tăng cường vị giác, kích thích cảm giác thèm ăn, hỗ trợ phát triển chiều cao, trí não và tăng cường đề kháng.


Khi thiếu kẽm, trẻ dễ rơi vào tình trạng biếng ăn kéo dài, chậm tăng cân, dễ mắc bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, hay ốm vặt, vết thương lâu lành và tóc móng phát triển kém. Vì vậy, việc nhận biết sớm và bổ sung kẽm kịp thời là rất quan trọng trong hành trình nuôi con khỏe mạnh.

Kẽm có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và hệ thống trong cơ thể.
Kẽm có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và hệ thống trong cơ thể.

1.2. Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu kẽm

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện có 58% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi thiếu kẽm, con số thực tế có thể cao hơn. Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ. 

Một số dấu hiệu trẻ thiếu kẽm thường gặp như: 

  • Trẻ ăn ít, ngại ăn món mới.

  • Thường xuyên ốm vặt. tiêu hóa kém.

  • Tóc rụng, da khô, móng tay dễ gãy, 

  • Chậm lớn hơn so với chuẩn tăng trưởng.

Tuy nhiên, các biểu hiện này dễ nhầm với nhiều tình trạng khác, nên để xác định chính xác, cha mẹ nên cho trẻ đi khám và làm xét nghiệm vi chất nếu tình trạng kéo dài trên 2 tuần và ảnh hưởng đến thể trạng chung.

Trẻ thiếu kẽm gây nên tình trạng biếng ăn.
Trẻ thiếu kẽm gây nên tình trạng biếng ăn.
  1. 3 cách bổ sung kẽm hiệu quả cho trẻ

Mặc dù không thể tổng hợp kẽm nhưng may mắn rằng khoáng chất này có rất nhiều trong thực phẩm tự nhiên. Vì vậy phụ huynh có thể dễ dàng bổ sung kẽm cho trẻ thông qua một số cách sau:


2.1 Bổ sung kẽm cho trẻ qua chế độ ăn hàng ngày

Một trong những cách bổ sung kẽm hiệu quả và an toàn nhất là thông qua bữa ăn hàng ngày. Nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm:  hải sản có vỏ (như hàu, tôm), thịt đỏ, gan động vật, trứng,, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hạt điều, hạnh nhân, rau xanh đậm.


Đối với trẻ nhỏ, việc chế biến món ăn sao cho mềm, dễ tiêu hóa và hợp khẩu vị cũng rất quan trọng. Nên đa dạng hóa thực đơn, kết hợp thực phẩm giàu kẽm với vitamin C để tăng hấp thu, đồng thời hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều phytate (như gạo xay quá kỹ, bánh mì trắng) vì chúng có thể cản trở hấp thu kẽm.


Thực phẩm tự nhiên rất giàu kẽm, dễ dàng bổ sung cho trẻ.
Thực phẩm tự nhiên rất giàu kẽm, dễ dàng bổ sung cho trẻ.

2.2 Bổ sung kẽm bằng thực phẩm chức năng: Khi nào cần?

Trong nhiều trường hợp, trẻ không được cung cấp đủ lượng thực phẩm chứa kẽm do biếng ăn, tiêu hóa kém, hoặc có nhu cầu cao hơn trong giai đoạn phát triển mạnh, sau ốm, sau tiêm phòng..., lúc này bổ sung kẽm từ thực phẩm chức năng là lựa chọn cần thiết.


Có nhiều dạng kẽm phổ biến như kẽm gluconat, kẽm sulfat, kẽm lactat và kẽm oxyd. Mỗi dạng có khả năng hấp thu và độ an toàn khác nhau. Các dạng kẽm hữu cơ như gluconat, lactate thường hấp thu tốt nhưng vị khó uống, dễ gây nôn hoặc bỏ ăn. Kẽm oxyd có ưu điểm ít mùi vị, phù hợp với trẻ nhỏ nhưng truyền thống hấp thu kém.


Khắc phục các nhược điểm trên, hiện nay, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zihot ứng dụng công nghệ SunActive Zn đang được đánh giá cao. Zihot có khả năng hấp thu nhanh, không gây kích ứng dạ dày và liều lượng phù hợp với bổ sung lâu dài. Kích thước kẽm trong Zihot đạt mức phân tử nano, chỉ 0,3 micromet nên thẩm thấu dễ dàng hơn. 

Công nghệ SunActive giúp kẽm đạt kích thước nano, dễ dàng thẩm thấu khi sử dụng.
Công nghệ SunActive giúp kẽm đạt kích thước nano, dễ dàng thẩm thấu khi sử dụng.

Ngoài ra, màng bọc sinh học Liposome cũng bảo vệ kẽm an toàn qua môi trường axit dạ dày, hạn chế tình trạng nóng trong, táo bón khi sử dụng. Ba mẹ có thể tham khảo để thêm lựa chọn bổ sung cho bé. 


2.3 Liều lượng và thời điểm bổ sung kẽm phù hợp theo độ tuổi

Nhu cầu kẽm ở trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và thể trạng. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam:

  • Trẻ 0–6 tháng tuổi: 2 mg/ngày (qua sữa mẹ)

  • Trẻ 7–12 tháng tuổi: 3 mg/ngày

  • Trẻ 1–3 tuổi: 5 mg/ngày

  • Trẻ 4–8 tuổi: 8 mg/ngày

Thời điểm bổ sung tốt nhất: Buổi sáng, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn ít nhất 2 giờ, khi dạ dày trống và khả năng hấp thu đạt cao nhất. Không bổ sung kẽm cùng lúc với sắt hoặc canxi vì các chất này có thể cạnh tranh hấp thu.


  1. Lưu ý quan trọng khi bổ sung kẽm cho trẻ

Cách bổ sung kẽm hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào liều lượng mà còn ở việc theo dõi phản ứng cơ thể và duy trì đều đặn. Việc bổ sung quá liều hoặc kéo dài không kiểm soát có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, làm rối loạn hấp thu đồng trong cơ thể.


Trẻ đang sử dụng các thuốc điều trị khác như kháng sinh, sắt, canxi... cần được tư vấn bởi bác sĩ để có hướng dùng xen kẽ hợp lý. Khi thấy trẻ có dấu hiệu lạ như đau bụng, mệt mỏi, thay đổi phân sau khi bổ sung, cần ngưng sử dụng và theo dõi sát sao.

Nên tránh để kẽm gặp xung đột với một số khoáng chất cản trở hấp thu.
Nên tránh để kẽm gặp xung đột với một số khoáng chất cản trở hấp thu.

Việc bổ sung kẽm đúng cách, chuẩn liều lượng phù hợp với thể trạng của trẻ sẽ giúp con được cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng, cải thiện biếng ăn và tăng đề kháng. Đây cũng là cách để xây dựng cho con nền tảng sức khỏe tốt, phát triển tối ưu.


  1. Kết luận

Kẽm là vi chất nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc lựa chọn bổ sung đúng cách từ thực phẩm hay sản phẩm hỗ trợ, kết hợp với chế độ ăn, ngủ hợp lý, sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, cải thiện cảm giác ngon miệng và phát triển bền vững.

Hãy quan sát nhu cầu của con, lắng nghe sự thay đổi của cơ thể trẻ và đừng ngần ngại tham khảo ý kiến chuyên gia khi cần ba mẹ nhé.


Comments


bottom of page